Từ xa xưa cùng với nền văn hóa Việt nam, nhân dân xã Minh đức đã lập đình chùa miếu làng để thờ cúng các vị thánh thần, những bậc đại nhân có công phò vua giúp nước. Do những năm tháng chiến tranh giặc pháp phá hoại, mãi khi sau khi hoà bình lập lại một số di tích mới được trùng tu, tu bổ càng ngày càng khang trang tố hảo.
Chùa Đông Dương( Thôn phúc Lâm xã Minh Đức)
Theo văn bia khắc năm Đức Long (1632) cho biết quận công Nguyễn Thế Mỹ tự là Vạn Phúc, văn võ song toàn được vua tin yêu giao cho nhiều trọng trách trong nội phủ. Khi giặc ngoại xâm sang xâm lấn, ông được vua phong làm nguyên soái cầm quân đánh thắng giặc, mang lại thanh bình cho đất nước, quê hương. Ông được vua phong thưởng rất hậu. Công danh tuy vinh hiển khắp nơi nhưng ông vẫn sống khiêm nhường, phú quý mà chẳng kiêu căng. Ông bỏ tiền của tu sửa lại chùa Đông Dương với 54 gian rất khang trang. Công lao của ông đã được khắc ghi vào bia đá, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Dương, ông được tạc tượng thờ tại khu vực chùa Đông Dương. Chùa Đông dương đã được nhà nước công nhận là di tích văn hóa lịch sử năm 1994.
UBND xã Minh đức cùng ban quản lý di tích tổ chức lễ hội vào ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm
Đình xã Cự Lộc ( Nay là thôn Cự Lộc xã Minh Đức): Nơi thờ 4 thiên thần là: Sớ Đại Vương, Sớ Hùng Vương, Châu vương và Thành Vương, lễ hội được tổ chức từ 1-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm Di tích được công nhân di tích văn hóa cấp Tỉnh.
Đình xã Ức tải( nay là thôn Mép xã Minh Đức) Nơi thờ cúng nhân thần Trịnh Thị Ngọc Nghiêu, và 3 thiên thần là: Đại Phạm, Linh Lang và Đại Phạm Hiến Ứng.
Đình xã Vạn Tải ( nay là Thôn Vạn Xã Minh Đức)
Là nơi thờ cúng 4 thiên thần là: Linh Thông, Đại Vương, Qúy Minh Công, Cần Thiên Cư Sỹ, Thung.
Đình xã Đoàn Xá ( Nay là Thôn Quàn xã Minh Đức) ; Nơi thờ 3 nhân thần là: Đinh Xa Đà, Đinh Linh Giang và Nguyễn Thế Mỹ 1 thiên thần là Hùng Hoàng.
Ngoài ra năm 2019 xã đã xây dựng Bia chiến Thắng Đò Mép ghi lại chiến công của quân và Dân Minh Đức bắn cháy Ca nô Pháp tại bến đò Mép, tiêu diệt 52 tên địch và thu nhiều vũ khí khác, góp phần quân và dân cả nước kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Vào các ngày lễ tết, của dân tộc hàng ngàn lượt học sinh thanh thiếu niên đã đến đây để ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng và tỏ lòng tri ân với sự hy sinh anh dũng của ông cha ta ngày trước./.
Trong lễ hội văn hoá hàng năm ngay từ những đời xưa, khi những hồi trống dõng dạc vang lên cả dân làng kéo nhau ra đình chùa. Sau lời văn tế của lý truởng, tiens hành tổ chức rước thần hoàng từ Miếu nọ về đình kia đông như hội, khi phần lễ kết thúc là phần hội các đôi vật, tò kéo co, đánh cờ, thi lợn thờ, làm bánh dày nấu xôi, hát chầu văn..
Minh đức có truyền thống đánh pháo đát còn gọi là ném pháo môgn trò chơi này mang tính cộng đồng, thi đấu các xóm, thôn với nhau, yêu cầu rất công phu từ khâu chọn đất đến tuyển chọn các cầu thủ, kỹ thuật gieo pháo … Người già thường chỉ đạo kỹ thuật cho thanh niên gieo bàn, thi đấu theo quy định của ban tổ chức sau dần được bổ xung và đã thành luật chơi pháo đất.
Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng. Xa xưa ở vùng đất này vẫn có trò chơi nặn pháo bằng đất nhưng là loại pháo nhỏ, nặn bằng tay, để vừa lòng bàn tay rồi đập xuống nền đất, khiến pháo nổ. Khi nổ, pháo bung ở giữa. Trong những ngày nông nhàn, khắp các thôn xóm trẻ em đều chơi trò pháo đất.
Tiếng nổ đì đẹt xen lẫn tiếng reo hò thật vui vẻ. Bởi vậy, có câu: Pháo nổ nồi rang Cả làng nghe thấy Khi các tướng của Hai Bà Trưng mang quân truy đuổi giặc qua địa phương, thấy trò chơi lạ liền tổ chức cho binh lính chơi. Từ nhận thấy pháo nặn càng to tiếng nổ càng lớn, họ liền cho binh lính nặn pháo cực to, gieo xuống tiếng nổ âm vang cả một vùng, gây nỗi hoài nghi, lo sợ cho kẻ địch. Sau này nó trở thành trò chơi truyền thống, nhân dịp tết Nguyên đán, lễ hội truyền thống, kỷ niệm chiến thắng, và trong rèn luyện thân thể cho thanh niên trai tráng thôn quê.